Học mà chơi - Chơi mà học
MỤC ĐÍCH
Tạo sân chơi mà học phù hợp với từng độ tuổi khác nhau trong môi trường không khí trong lành.
Kết nối hoạt động học tập của học sinh và gia đình
Rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm, nâng cao tính kỷ luật,…
Tạo các hoạt động đa dạng, bổ ích cho học sinh trong những ngày hè.

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC BẢO TỒN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG
Đối tượng: học sinh các cấp từ mầm non đến đại học, số lượng phục vụ: 100-500 học sinh/ buổi
Hình thức: chia nhóm 40-50 người/ 1 giáo viên
Nội dung: tìm hiểu về các loài động – thực vật tiêu biểu trong bộ sưu tập phong phú của Thảo Cầm Viên hoặc theo nội dung yêu cầu chuyên sâu của đoàn.
Chi phí: 30.000 đồng/ học sinh cao <= 1,3 m
50.000 đồng/ học sinh cao trên 1,3 m

CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC TRẢI NGHIỆM
Đối tượng: học sinh các cấp từ mầm non đến cấp 3, số lượng phục vụ: 10-100 học sinh/ buổi
Hình thức: chia nhóm 7-10 người/ 1 giáo viên
Chi phí:
Chương trình nửa ngày:
– Khách lẻ: 90.000 đ/ trẻ em không có phụ huynh, 60.000đ/ trẻ em có phụ huynh đi kèm
– Khách đoàn: 50.000 đ/ học sinh cao <= 1,3m; 60.000 đ/ học sinh cao trên 1,3m
Chương trình một ngày (có ăn trưa, nghỉ trưa):
– Khách lẻ: 200.000 đ/ trẻ em không có phụ huynh, 140.000đ/ trẻ em có phụ huynh đi kèm
– Khách đoàn: 120.000 đ/ học sinh cao <= 1,3m và cấp 1; 140.000 đ/ học sinh cao trên 1,3m
Chương trình 1 tuần (tham gia từ thứ hai đến thứ sáu)
– Khách lẻ: 800.000 đ/ trẻ em không có phụ huynh, 500.000đ/ trẻ em có phụ huynh đi kèm

CÁC CHƯƠNG TRÌNH NỬA NGÀY
THÙNG RÁC BIẾT NÓI
Đối tượng: Học sinh mầm non, cấp 1
Vật tư:
- Thùng carton
- Lá rụng, cành khô, báo cũ, giấy vụn, vỏ hộp sữa đã rửa sạch, ống hút đã qua sử dụng,…
- Kéo văn phòng
- Keo sữa
- Bút lông bảng
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về sản phẩm sẽ thực hiện: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về sản phẩm. Giáo viên giúp Học sinh hiểu về việc phân loại rác tại nhà và cách xử lý rác sau phân loại ở cấp độ gia đình.
Chia nhóm: 10hs/ nhóm
Sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có và óc sáng tạo của học sinh để biến thùng carton vô tri thành thùng rác biết nói với con người: thùng rác nào phù hợp để bỏ rác nào theo mô hình phân loại chung của thành phố.
Học sinh được mang sản phẩm của mình về sau khi thuyết trình về ý tưởng của mình.
LÀM HOA KHÔ
Đối tượng: Học sinh cấp 1, 2
Vật tư:
- Hoa tươi: chọn loại hoa có chứa ít nước dù khi còn tươi và khi rụng không bị rời các bộ phận như salem, hồng, cúc, …
- sách dày, nặng; giấy vệ sinh
- Kéo văn phòng
- Keo và súng silicon
- Dây buộc
- Khay chứa silica gel
- Kẽm cọng to, nhỏ, kềm cắt kẽm
- Hoa khô
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về sản phẩm sẽ thực hiện: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về sản phẩm. Giáo viên giúp Học sinh biết các cách thông dụng trong nghệ thuật làm hoa khô và biết trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
Chia nhóm: 5-7 hs/ nhóm
Thực hành trên hoa tươi, xử lý hoa sau khi khô
Học sinh được mang sản phẩm của mình về.
XƯỞNG NGHỆ THUẬT
Đối tượng: Học sinh cấp 1, 2
Vật tư:
- Hoa tươi: chọn loại hoa có chứa ít nước dù khi còn tươi và khi rụng không bị rời các bộ phận như salem, hồng, cúc, …
- sách dày, nặng; giấy vệ sinh
- Kéo văn phòng
- Keo và súng silicon
- Dây buộc
- Khay chứa silica gel
- Kẽm cọng to, nhỏ, kềm cắt kẽm
- Hoa khô
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về sản phẩm sẽ thực hiện: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về sản phẩm. Giáo viên giúp Học sinh biết các cách thông dụng trong nghệ thuật làm hoa khô và biết trân trọng thành quả lao động của mình và của người khác.
Chia nhóm: 5-7 hs/ nhóm
Thực hành trên hoa tươi, xử lý hoa sau khi khô
Học sinh được mang sản phẩm của mình về.
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT
Đối tượng: Học sinh cấp 1, 2, 3
Vật tư:
- Giấy bìa trưng bày mẫu, khổ A4
- Bộ ảnh thực vật
- Lá khô đã được thu thập và ép khô
- Kéo
- Keo dán 2 mặt
- Màu sáp
- Bìa cứng
Cách thức thực hiện:
Học sinh tự thu gom lá trên tuyến đường đi tham quan
Sử dụng nhiều dạng lá, dùng keo dán 2 mặt, có thể làm theo hình ảnh có sẵn hoặc tự sáng tạo.
Dùng màu sáp để trang trí thêm nền cho đẹp.
ĐƯỜNG NÉT CỦA LÁ
Đối tượng: Học sinh mầm non, cấp 1, 2
Vật tư:
- Giấy bìa trưng bày mẫu, khổ A4
- Bộ ảnh thực vật
- Kéo
- Màu nước
- Cọ
- Nước rửa
- Khay pha màu
- Một ít mẫu lá đẹp (thu thập) ưu tiên lá có gân nổi
Cách thức thực hiện:
Học sinh tự thu gom lá trên tuyến đường đi tham quan hoặc làm tại chỗ
Dùng cọ tô màu lên lá
Đặt mặt lá đã tô màu lên giấy và ấn nhẹ. Có thể sắp xếp theo nhiều hình ảnh theo mẫu hoặc sáng tao.
SƯU TẦM THỰC VẬT
Đối tượng: Học sinh mầm non, cấp 1, 2
Vật tư:
- Giấy bìa trưng bày mẫu, khổ A4
- Giấy dày để ép mẫu
- Bảng kê
- Bộ ảnh thực vật
- Kéo
- Keo dán, kim chỉ
- Bản đồ hướng dẫn đường đi
Cách thức thực hiện:
Học sinh đăng ký tham gia, tiến hành bốc thăm để nhận bộ ảnh thực vật yêu cầu thực hiện
Học sinh nhận bản đồ đến khu thu mẫu
Tiến hành thu và ép mẫu theo bộ ảnh yêu cầu
Thực hành trưng bày mẫu, tìm hiểu và ghi nhận thông tin loài thu được
Học sinh mang bài về nhà để tiếp tục ép khô hoặc trang trí
ĐÙA VỚI ĐẤT SÉT
Đối tượng: Học sinh mầm non, cấp 1, 2
Vật tư:
- Thu thập lá/ nấm có gân nổi
- Bộ mẫu lá/ nấm bằng đất sét
- Đất sét
- Cọ, màu
- Nước rửa
- Bìa cứng nâng mẫu
- Muỗng nhựa
- Bảng kê
- Tăm tre
Cách thức thực hiện:
Học sinh đi tham quan và thu thập các mẫu lá / nấm đa dạng trên đường đi
Giáo viên đặt các câu hỏi mở để giúp Học sinh tìm hiểu về lá / nấm
Giáo viên hướng dẫn Học sinh tao hình lá / nấm
Cách thức tạo hình lá:
Đặt đất sét lên bảng kê và ấn dẹp tương dương diện tích của chiếc lá mẫu
Đặt mặt lá có gân nổi lên miếng đất sét và ấn để tạo nên vết tích của lá trên nền đất sét.
Dùng muỗng nhựa cắt bỏ phần rìa đất sét còn dư
Dùng tăm xiên qua mẫu lá đất sét theo hướng gân chính.
Dùng màu tô lên lá.
Đặt lá đã tô màu lên bìa cứng mang về để tránh làm thay đổi hình dạng trong lúc đợi khô.
Cách thức tạo hình nấm:
Pha màu đất sét cho đến khi đạt màu gần giống nấm thật hoặc “màu sáng tạo” tùy theo lứa tuổi học sinh
Tiến hành nặn nấm
Học sinh giới thiệu về cây nấm của mình với các bạn.
THẾ GIỚI HIỂN VI BÍ ẨN
Đối tượng: Học sinh cấp 1 (lớp 4, 5), 2, 3
Vật tư:
- Kính hiển vi
- Vợt phiêu sinh
- Cốc thủy tinh
- Lam, lamen, ống nhỏ giọt,…
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về vi sinh vật sống trong nước: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về kỹ thuật thực hành thí nghiệm và các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm.
Chiếu powerpoint về phiêu sinh vật trong nước, hướng dẫn cách nhận diện một số loài thường gặp đối với Học sinh cấp 2
Hướng dẫn phân loại phiêu sinh đối với Học sinh cấp 3
Chia nhóm: 5-7 hs/ nhóm thu mẫu và làm thí nghiệm tìm hiểu về thế giới phiêu sinh.
Giới thiệu thành quả của nhóm với các nhóm khác
VÒNG ĐỜI CỦA BƯỚM
Đối tượng: Học sinh cấp 1 (lớp 4, 5), 2, 3
Vật tư:
- Kính lúp
- Vợt bắt bướm
- Hộp đựng mẫu
- Bộ ảnh định danh bướm thường gặp
- Các hộp mẫu có các giai đoạn của vòng đời bướm
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về vòng đời của loài bướm: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về kỹ thuật thực hành khảo sát các giai đoạn trong vòng đời bướm.
Tiến hành các thao tác kỹ thuật để tìm các giai đoạn trong vòng đời bướm.
Các nhóm chia sẻ kinh nghiệm với nhóm khác
NHÀ KHẢO CỔ THÔNG THÁI
Đối tượng: Học sinh cấp 2, 3
Vật tư:
- Các tiêu bản xương: ưu tiên các tiêu bản có cùng ngành, lớp, bộ, họ, chi
- Giấy A4, bút, bảng kê
Cách thực hiện:
Học sinh trả lời các câu hỏi mở của Giáo viên để hiểu về công việc khảo cổ, các tiêu bản xương: mô tả, ý nghĩa, vai trò, ứng dụng trong đời sống, yêu cầu về kỹ thuật thực hành khảo sát các tiêu bản.
Tiến hành khám phá bộ xương, ghi nhận sự giống và khác nhau của chúng, phân tích để tìm hiểu các loài có cùng tổ tiên chung.
Thuyết trình nhóm về những gì Học sinh đã thu thập được sau buổi trải nghiệm.
CÁC CHƯƠNG TRÌNH 1 NGÀY
Đối tượng học sinh | Nội dung chương trình | Mã chương trình |
Mầm non (3-5 tuổi) | Chọn 2 trong số các chương trình sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét | MN |
Khối 1 – 3 | Chọn 2 trong số các chương trình sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt | C1 – 123 |
Khối 4 – 5 | Chọn 2 trong số các chương trình sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm | C1 – 45 |
Cấp 2 | Chọn 2 trong số các chương trình sau: Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm Nhà khảo cổ thông thái | C2 |
Cấp 3 | Chọn 2 trong số các chương trình sau: Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm Nhà khảo cổ thông thái | C3 |
CHƯƠNG TRÌNH 1 TUẦN
Đối tượng học sinh | Nội dung chương trình | Mã chương trình |
Mầm non (3-5 tuổi) | Luân phiên chương trình theo các nội dung sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Chế tác lá Đầu tuần có chương trình khai mạc, cuối tuần có chương trình tổng kết | MN – T |
Khối 1 – 3 | Luân phiên chương trình theo các nội dung sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Đầu tuần có chương trình khai mạc, cuối tuần có chương trình tổng kết | C1 – 123 – T |
Khối 4 – 5 | Luân phiên chương trình theo các nội dung sau: Thùng rác biết nói Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm Đầu tuần có chương trình khai mạc, cuối tuần có chương trình tổng kết | C1 – 45 – T |
Cấp 2 | Luân phiên chương trình theo các nội dung sau: Đường nét của lá Sưu tầm thực vật Đùa với đất sét Làm hoa khô Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm Nhà khảo cổ thông thái Đầu tuần có chương trình khai mạc, cuối tuần có chương trình tổng kết | C2 – T |
Cấp 3 | Luân phiên chương trình theo các nội dung sau: Xưởng nghệ thuật Nghệ thuật sắp đặt Thế giới hiển vi bí ẩn Vòng đời của bướm Nhà khảo cổ thông thái Đầu tuần có chương trình khai mạc, cuối tuần có chương trình tổng kết | C3 – T |
Hoặc liên hệ trực tiếp Trung tâm Giáo dục Vườn thú
Điện thoại: 028.39.100.885 – 0909.196.502 C. Vân