Site icon Thảo Cầm Viên – Saigon Zoo & Botanical Gardens

Cây Lưỡi Hổ Lùn

Ngoài vẻ đẹp kiêu sa, cây lưỡi hổ lùn còn sở hữu nhiều công dụng quý giá trong cuộc sống. Và được ví như “máy lọc không khí”.

Cây lưỡi hổ lùn

Tên gọi khác: Cây Lưỡi Cọp

Tên khoa học: Sansevieria trifasciata

Họ thực vật: Asparagaceae (Măng tây)

Xuất xứ: châu Phi, Madagascar và Nam Á

Cây Lưỡi Hổ lùn là dòng cây lâu năm, có chiều cao từ 10 cm – 15 cm. Lá mọc ra từ thân như hình lưỡi hổ, hai mép lá màu vàng giữa là màu xanh. Cây phát triển tốt trong môi trường ít sáng, ít nước và chịu được khô hạn nhiệt độ cao. Điểm đặc biệt, cây sinh sản bằng cách đẻ con từ thân cây mẹ. Và một cây mẹ khi đã trưởng thành có thể đẻ rất nhiều cây con.

Tác dụng của cây lưỡi hổ trong cuộc sống

Cây Lưỡi Hổ có khả năng chịu được ánh sáng vì vậy có thể đặt cây trên bàn, hoặc khu vực làm việc. Hiện nay, được rất nhiều người ưa chuộng trong việc làm cây cảnh để trang trí nội thất. Vì khả năng sống trong môi trường thiếu sáng và thiếu khí tốt.

Cây lưỡi hổ lùn nói riêng so với tất cả các loại cây thuộc dòng lưỡi hổ còn có tác dụng chữa ho, viêm họng, khàn tiếng hoặc chữa viêm tai bằng. Và một trong những yếu tố khiến nhiều cây được ưa chuộng chính là tính năng lọc sạch không khí.

Cây có một đặc tính nhả oxy vào ban đêm và hấp thụ một số chất độc hại như oxit nitơ và formaldehyde. Đây là những hợp chất gây ung thư. Đặc biệt, vào ban đêm cây sẽ hoạt động giải phóng oxy, tốt cho hoạt động hô hấp của con người. Ngoài ra, với màu sắc tươi sáng nhẹ nhàng của cây sẽ làm giảm căng thẳng. Và tạo cảm giác thư thái khi ngắm nhìn.

Ngoài ra, cây còn hạn chế được hội chứng nhà cao tầng, hay còn gọi là hội chứng nhà kín. Đây là tình trạng cơ thể bị mệt mỏi khi phải sống và làm việc. Trong những chung cư cao tầng hoặc văn phòng không thoáng khí.

Cách chăm sóc cây lưỡi hổ lùn tốt nhất 

Cây lưỡi hổ lùn loại cây dễ dàng sinh trưởng phát triển và chăm sóc. Nhưng lại mang nhiều lợi ích rất lớn trong đời sống, chữa được nhiều bệnh và còn làm sạch không khí giữ môi trường trong lành và thoáng đãng.

Tưới nước: cây Lưỡi Hổ lùn  là loại cây có nhu cầu nước rất ít. Trung bình hơn 1 tuần thì nên tưới nước cho cây một lần hoặc khi thấy đất dưới gốc khô.

Phân bón: sử dụng phân NPK 20:15:15 hoặc các loại phân bón lá để bón cho cây khi thấy lá cây dần mất sắc.

Đất: dùng đất thịt và pha thêm tro trấu hoặc dùng hỗn hợp xơ dừa và phân hữu cơ đều được.

Trồng cây: nên chú ý đến những chiếc lá Lưỡi Hổ lùn rất giòn. Vì thế trong quá trình trồng cây chú ý không để gãy lá.

Chọn những chậu cây có sẵn lỗ thoát nước. Và lót một lớp đất dưới đáy chậu, gỡ bỏ bầu nhựa giữ cây, đặt cây vào chậu. Thêm đất cho cây, không nén đất quá chặt làm gãy rễ cây.

Nhiệt độ: cây phát triển tốt nhất trong nhiệt độ ấm áp từ 22-30 độ C. Nếu dưới 10 độ C, cây có thể chậm phát triển và thậm chí là chết dần.

Các loại sâu bệnh thường gặp:

+ Bệnh thối lá: bệnh xuất hiện khi nước bị đọng lâu ở các kẽ lá hoặc do bị nấm tấn công.

+ Bệnh rệp trắng: rệp trắng thường hay ẩn dưới bộ rễ để hút nhựa cây làm cho cây yếu dần. Khi phát hiện ra, các bạn có thể dùng dung dịch dầu rửa bát pha loãng phun trực tiếp vào rễ cây.

Một số điều cần chú ý khi chăm sóc cây lưỡi hổ lùn

+ Không tưới nước trực tiếp vào búp lá vì sẽ khiến nước đọng lại rất dễ làm thối lá.

+ Chỉ tưới cây khi đất dưới gốc đã khô, và không để cây ẩm ướt thường xuyên. Chúng dễ phát sinh rệp trong đất hút nhựa cây.

+ Khi cây phát triển ra nhiều có thể tách cây con ra chậu mới hoặc chuyển cây sang chậu khác lớn hơn.

+ Cách vài tuần nên chuyển cây ra vị trị có nhiều ánh sáng nếu quan sát thấy lá cây bị mất màu đặc trưng của chúng.

Hy vọng với những thông tin về cây lưỡi hổ lùn  thật bổ ích. Sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để vận dụng vào cuộc sống.

Exit mobile version