VOỌC CHÀ VÁ CHÂN XÁM

Chà vá chân xám (Pygathrix cinerea) là loài đặc hữu của Việt Nam phân bố hẹp trên lãnh thổ Việt Nam gồm Nam Trung Bộ và Tây Nguyên (từ Quảng Nam đến Gia Lai).
Theo báo cáo, đây là một trong số 25 loài linh trưởng nguy cấp nhất thế giới với chỉ 800 – 1000 cá thể còn sót lại. Chà vá chân xám được đưa vào danh sách nhóm IB: loài cấm tuyệt đối khai thác, săn bắt, buôn bán và sử dụng. Sách Đỏ Việt Nam năm 2010 xếp ở bậc  Nguy cấp – E (Endangered), Sách Đỏ thế giới xếp bậc Cực kì nguy cấp – CR (Critically endangered).

Nhận diện chà vá chân xám

Voọc chà vá chân xám hay còn được người dân địa phương gọi là voọc ngũ sắc hay voọc vá vì trên cơ thể của chúng là sự tổng hợp hài hòa của 5 màu sắc : xám, trắng, đen, cam và đỏ với màu chủ đạo là màu xám.

Phần đầu của chà vá chân xám như đội một chiếc nón màu đen với bộ râu quai nón  màu trắng nổi bật. Phần lông dưới cổ có màu cam, đỏ hung; phần cánh vai có màu đen và phần bụng, hay tay, hai chân mang màu xám. Đuôi của chúng màu trắng và dài, buông thõng xuống dưới, có chùm lông tam giác ở phía sau mông.

Cực kì nguy cấp

Linh Trưởng

Pygathrix cinerea

0
+
Số lượng tự nhiên
0
+
Tại Việt Nam
0
Tại Thảo Cầm Viên

Các Đặc Điểm Loài


Tên loài

Pygathrix cinerea

Đặc điểm hình thể

Thân lông xám với vết lông trắng ở mông. Lông vai và tay màu đen.

Đặc điểm lông

Lông trên đầu màu xám nhưng có một vành đen phía trên trán

Khu vực cư ngụ tại Việt Nam

Vùng phân bố giới hạn ở các tỉnh Nam Trung Bộ, gồm: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai.

Tên Việt Nam

Voọc Chà vá chân xám

Đặc điểm khuôn mặt

Mắt chúng hơi xếch. Tay chà vá dài hơn chân

Cân nặng

Con đực hơi lớn hơn con cái và nặng trung bình khoảng 10.9 kg. Con cái nặng khoảng 8.2 kg

Thực phẩm tự nhiên yêu thích

chủ yếu lá cây, nhưng thỉnh thoảng cũng ăn thêm hạt, trái cây và hoa. Chúng thích lá non và hoa quả chưa chín rục.


Một số tập tính thường thấy

Chà vá chân xám thường kiếm ăn chủ yếu trên tán cây và khu vực kiếm ăn thay đổi theo ngày. Chúng thường bắt đầu kiếm ăn vào khoảng 5h30 phút sáng cho khoảng 11h thì nghỉ ngơi, sau đó đến khoảng 14h lại tiếp tục kiếm ăn đến khoảng 16h – 17h tùy thuộc vào thời tiết trong ngày, chúng hoạt động nhiều vào mùa khô. Khu vực kiếm ăn buổi sáng thường ở phía dưới thung lũng, khe suối đến gần trưa thì di chuyển lên sườn núi. 

             

    

Chà vá chân xám hoạt động theo bầy đàn, không di chuyển lẻ tẻ. Mỗi đàn có một con đực làm đầu đàn cùng với 5 – 6 con cái khác cùng với các con non của chúng. Khi có sự đe dọa đến gần, con đầu đàn sẽ đi trước và các con khác sẽ theo sau.

Thức ăn của chà vá

Theo kết quả nghiên cứu trong cuốn Tạp chí Kinh tế Sinh thái số 31 có ít nhất 19 loài thuộc 11 họ thực vật là thức ăn của chà vá. Thức ăn chủ yếu của chúng là lá, thỉnh thoảng có ăn hoa và quả, chúng không ăn côn trùng và động vật. 

 

Ngoài ra hệ tiêu hóa của chúng mang đặc trưng sinh học của nhóm khỉ ăn lá   (Colobinea) nghĩa là không có túi dự trữ thức ăn ở má nhưng có tuyến nước bọt phát triển. Dạ dày được chia thành nhiều ngăn và có chứa nhiều vi khuẩn lên men. Nhờ đặc điểm này nên Chà vá chân xám có thể dễ dàng tiêu hóa sợi xenlulo trong lá, đồng thời các loại độc tố trong lá cây dễ dàng bị phân giải.

Vùng sinh sống

Chúng thường hoạt động chủ yếu ở kiểu rừng thường xanh trên núi thấp nguyên sinh. Đây là kiểu rừng giàu, tán cây chưa bị phá vỡ vẫn còn tính liên tục của tán rừng chính. Tuy nhiên hiện nay ở khu vực Hòn Mỏ chúng hoạt động ở kiểu rừng thứ sinh là do kiểu rừng này chiếm diện tích chủ yếu nên phải buộc hoạt động ở đây chứ không phải là sự lựa chọn tự nhiên. 

Ngoài ra vườn quốc gia Kon Ka Kinh (Quảng Nam) cũng là nơi sinh sống quan trọng của 1/5 số lượng cá thể Chà vá chân xám 

             

Mối đe dọa đối với loài

Tình trạng săn bắn trái phép, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng là mối đe dọa đối với các loài động vật hoang dã nói chung. Những cá thể chà vá do thường buông thõng đuôi màu trắng của mình nên càng dễ bị tổn thương và bị phát hiện khi săn bắn 

Tình trạng săn bắt chà vá vẫn còn diễn ra với nhiều mục đích khác nhau như để nấu cao làm thuốc, giết làm thức ăn hoặc bán để làm thú cảnh, thú nhồi bông. 

      

Gia đình Voọc Chà Vá tại TCV

Công việc bảo tồn chà vá chân xám ở Thảo Cầm Viên

Được biết đến như một nơi thực hiện công tác cứu hộ các động vật hoang dã đa dạng các loài từ thông thường đến các loài nguy cấp, Thảo Cầm Viên vẫn đang nỗ lực thực hiện sứ mệnh của mình tiếp tục trở thành ngôi nhà chung cho tất cả các loài động vật được giải cứu. 

Hiện nay, Thảo Cầm Viên đã tiếp nhận nuôi dưỡng  2 cá thể chà vá chân xám và đã sinh sản thành công, tiếp tục duy trì số lượng cá thể cho giống loài này với hi vọng có thể sớm thả chúng về tự nhiên tăng lên số lượng đa dạng loài. 

                     

TCV SG đã có những tín hiệu vui khi lần đầu tiên cho sinh sản loài Voọc chân xám trong môi trường nuôi nhốt tại Việt Nam. Tháng 3-2019, “bà mẹ” Chà vá chân xám được cứu hộ tại Phú Yên, đã hạ sinh cho vườn thú một cá thể con khoẻ mạnh. Tin vui này được các vườn thú, khu bảo tồn sinh vật trong và ngoài nước đánh giá cao vì rất hiếm có trường hợp Voọc chân xám được chăm sóc trong môi trường nuôi nhốt mà có thể cho sinh đẻ thành công. 

Hành trình cứu hộ, bảo tồn Linh trưởng tại Việt Nam vẫn còn dài và cần nhiều nỗ lực không chỉ của các cơ quan chuyên ngành, cơ quan chức năng, mà còn cần chính ý thức nói KHÔNG với việc giết thịt, buôn bán trái phép động vật hoang dã, phá hoại rừng trái phép, ảnh hưởng không chỉ đến môi trường tự nhiên, gây ra những thiên tai ngày càng nặng nề, mà còn gây nguy hại, dẫn đến tuyệt chủng đối với các quần thể động vật hoang dã.

CHAIEN - ĐẠI SỨ VOỌC CHÀ VÁ TẠI THẢO CẦM VIÊN

UPDATE CHAIEN INFO

CHAIEN TẠI THẢO CẦM VIÊN

Bạn có câu hỏi, hoặc cần hỗ trợ?

Hãy gởi thông tin cho chúng tôi

Donation

Những sự hỗ trợ của các bạn, sẽ giúp chúng tôi gầy dựng lại chủng loài này.

Mỗi sản phẩm bạn mua – là bạn đã gởi cho đại sứ Chaien 10.000 VNĐ

CÙNG CHAIEN GẦY DỰNG LẠI VOOC VIỆT NAM