Thảo Cầm Viên Sài Gòn – Lớp thú trong nước

Voi Châu Á

Elephas maximus Linnaeus, 1758
ASIAN ELEPHANT
Họ: Voi ( Elephantidae)

Voi là loài động vật có vú lớn nhất còn sinh sống trên mặt đất ngày nay. Voi có thể sống được tới 80 năm và có chu kỳ mang thai là 22 tháng, dài nhất trong số các loài động vật sống trên mặt đất. Voi là loài động vật gần như không có kẻ thù, ngoài con người săn bắt để lấy ngà. Voi châu Á đặc biệt sống theo bầy đàn, thường gồm 6-7 voi cái, do một voi cái lớn tuổi nhất dẫn dầu. Khoảng hai phần ba ngày, voi dành để ăn cỏ, vỏ cây, rễ, lá và các cành nhỏ. Các loại hoa màu khác như chuối, lúa, mía… cũng là thức ăn yêu thích của loài này. Voi cũng thường sống gần các nguồn nước ngọt do chúng cần uống nước ít nhất một lần trong ngày.

ĐẶC ĐIỂM: Cơ thể nặng đến hơn 4 tấn. Chỉ có voi đực có ngà nâng 15-20kg, da rất dày, lông thưa, đầu vòi có một núm thịt…

PHÂN BỔ: Việt Nam, Thái Lan, Malaysia, Lào, Campuchia, Ấn Độ, Mianma, Indonesia.

SINH THÁI: Sống ở rừng thưa, rừng thứ sinh pha tre nứa trong các thung lũng hay đồi núi thấp.

THỨC ĂN: Cỏ, lá cây, măng tre, chuối rừng…

SINH SẢN: Chu kỳ 4-5 năm/ lứa, mang thai 21-22 tháng.

TÌNH TRẠNG: Rất nguy cấp (CR)

Sư tử

Panthera leo Linnaeus, 1758
LION
Họ: Mèo (Felidae)

Trước khi loài người chiếm ưu thế, sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ hơn bất kỳ loài động vật có vú nào khác trên đất liền. Hiện nay, sư tử hoang dã sinh sống chủ yếu ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á. Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên nhưng trong môi trường nuôi nhốt, chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, sư tử đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các sư tử đối thủ. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng, cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng guốc lớn (linh dương, nai…). Chúng nhìn trong đêm rất tốt và có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày.

ĐẶC ĐIỂM: Lông màu hung vàng hoặc nâu. Chỉ con đực có lông bờm. Nặng khoảng 120 – 230kg.

PHÂN BỔ: Châu Phi.

SINH THÁI: Sống ở vùng savan phía nam sa mạc Sahara.

THỨC ĂN: linh dương, ngựa vằn, bò…

SINH SẢN: Thời gian mang thai 100 – 110 ngày, mỗi lứa đẻ 1 – 6 con.

TÌNH TRẠNG: Sẽ nguy cấp (VU, IUCN)

Sói xám

Canis aureus Linnaeus, 1758
ASIAN WILD DOG
Họ: Chó (Canidae)

Chó sói xám hay Sói xám là thành viên lớn nhất trong họ Chó và cũng là loài chó sói nổi tiếng nhất. Chó sói xám có chung tổ tiên với chó nhà. Sói xám săn mồi theo bầy đàn nên hiệu quả săn mồi của chúng rất cao. Sói xám rất dai sức, có thể săn bám mồi liên tục trong thời gian dài và chạy nhanh tới 65 km/h. Loài sói này thường cất tiếng hú để giao tiếp với đồng loại, tiếng hú của chúng to và kéo dài. Sói xám là động vật khá hung dữ. Khi đói và khan hiếm thức ăn, chúng có thể liều lĩnh tấn công vào các trang trại hay bản làng để bắt gia súc làm thức ăn. Nhưng thông thường thì chúng ít khi tấn công người và thường lẩn tránh người.

ĐẶC ĐIỂM: Giống chó nhà, nặng 5 – 9 kg, màu lông xám hung, đuôi xù. Tai vểnh cao, mõm nhọn.

PHÂN BỔ: Châu Âu, Châu Á, Châu Phi.

SINH THÁI: Sống ở rừng khộp, rừng bán thường xanh…

THỨC ĂN: hoẵng, hươu, nai, lợn rừng và cả gia súc.

SINH SẢN: Giao phối quanh năm, mang thai khoảng 2 tháng, mỗi lứa đẻ 4 – 5 con.

TÌNH TRẠNG: Ít quan tâm (LC)

Sóc đen Côn Đảo

Ratufa bicolor condorensis Kloss, 1921
CONDAO BLACK GIANT SQUIRREL
Họ: Sóc cây (Sciuridae)

Loài sóc đen này chỉ phân bố tại Côn Đảo, Việt Nam. Sóc đen Côn Đảo sống trên những cây gỗ cao trong các khu rừng sâu trên núi hoặc dọc bờ sông, suối. Thức ăn của sóc đen bao gồm thực vật, một số loài côn trùng, kiến, mối, đôi khi cả trứng chim… Khi kiếm ăn, sóc thường phát ra tiếng kêu “túc…túc…” nên rất dễ phát hiện và bị săn bắn nhiều. Thêm vào đó, các rừng cây to bị thu hẹp cũng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sinh sống của sóc đen Côn Đảo. Số lượng quần thể sóc đen bị suy giảm 50% trong 10 năm qua, nên đây là loài động vật được sách đỏ Việt Nam kêu gọi bảo vệ.

ĐẶC ĐIỂM: Kích thước nhỏ, bộ lông màu đen, bụng sẫm vàng và kéo dài tới chân, có vết đỏ hoe sau gáy.

PHÂN BỔ: Vườn Quốc Gia Côn Đảo, Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

SINH THÁI: Sinh sống trên cây gỗ cao trong rừng già hoặc trên các cây dừa cao.

THỨC ĂN: trái cây, hạt, chồi non, côn trùng…

SINH SẢN: Mỗi năm đẻ 2 lứa, mỗi lứa đẻ 2 – 3 con.

TÌNH TRẠNG: Sẽ nguy cấp (VU)

Rái cá

Lutrogale perspicillata Geoffroy, 1826
SMOOTH COATED OTTER
Họ: Chồn (Mustelidae)

Rái cá là một nhóm động vật có vú ăn thịt sống dưới nước, thuộc một phần của họ Chồn. Rái cá có lớp long trong dày (1.000 lông/mm²) và mịn được bảo vệ bởi lớp long ngoài, giữ cho chúng khô ráo dưới nước. Tất cả các loài rái cá đều có thân dài, mỏng và thuôn, linh động uyển chuyển; chân ngắn và có màng chân. Để giữ ấm, ngoài lớp long dày, rái cá phải ăn một lượng thức ăn bằng 15% khối lượng cơ thể chúng mỗi ngày. Tỷ lệ này ở rái cá biển từ 20 đến 25%, tùy theo nhiệt độ. Với nhiệt độ nước khoảng 10°C, một con rái cá cần bắt ít nhất 100g cá mỗi giờ đồng hồ, nếu ít hơn số đó, nó sẽ không thể sống sót. Phần lớn chúng săn mồi 3-5 tiếng mỗi ngày, nếu là con mẹ đang cho con bú thì cần săn mồi 8 tiếng mỗi ngày.

ĐẶC ĐIỂM: Thân hình dài mềm dẻo. Mõm ngắn hơi dẹp bề ngang. Lông dài và mịn mượt. Đuôi dẹp ra 2 bên dáng mái chèo.

PHÂN BỔ: Việt Nam, Afganistan, Malaysia, Indonesia, Thái Lan, Nepan, Pakistan, Trung Quốc…

SINH THÁI: Sinh sống và hoạt động gắn liền với các thủy vực…

THỨC ĂN: cá, cua, ốc, ếch, nhái…

SINH SẢN: Thời gian mang thai khoảng 63 ngày, mỗi lứa đẻ 2–3 con.

TÌNH TRẠNG: Nguy cấp (EN)

Hổ Đông Dương

Panthera tigris corbettiMazak, 1968
INDOCHINESE TIGER
Họ: Mèo (Felidae)

Hổ Đông Dương có cân nặng trung bình từ 180 – 249kg, chiều dài trung bình từ mũi đến đuôi khoảng 2,7m. Môi trường sinh sống tự nhiên của Hổ Đông Dương là rừng lá rộng ẩm nhiệt đới và cận nhiệt đới. Quần thể loài này đã giảm hơn 70% trong một thập kỷ qua. Sáu quốc gia – Thái Lan, Campuchia, Lào, Trung Quốc, Myanmar và Việt Nam – là ngôi nhà chung cho 350 cá thể Hổ Đông Dương cuối cùng. Năm 2014, Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã nhân giống Hổ Đông Dương thành công. Hổ mẹ do Thảo Cầm Viên Sài Gòn đã sinh hạ một lúc 5 hổ con khỏe mạnh và hiện vẫn được nuôi dưỡng rất tốt.

ĐẶC ĐIỂM: Cân nặng 200-250 kg. Lông màu vàng da bò, toàn thân có nhiều sọc ngang màu đen.

PHÂN BỔ: Đông Dương, Mianma, Malaysia, Thái Lan.

SINH THÁI: Sống ở các vùng rừng núi, vùng cây bụi, cỏ tranh.

THỨC ĂN: hoẵng, hươu, nai, lợn rừng…

SINH SẢN: Mang thai 100 – 108 ngày, mỗi lứa đẻ 2 – 4 con.

TÌNH TRẠNG: Rất nguy cấp (CR)

Panthera leo Linnaeus, 1758
LION
Họ: Mèo (Felidae)

Trước khi loài người chiếm ưu thế, sư tử là loài động vật chiếm nhiều lãnh thổ hơn bất kỳ loài động vật có vú nào khác trên đất liền. Hiện nay, sư tử hoang dã sinh sống chủ yếu ở vùng châu Phi hạ Sahara và châu Á. Sư tử sống từ 10–14 năm trong tự nhiên nhưng trong môi trường nuôi nhốt, chúng có thể sống hơn 20 năm. Trong tự nhiên, sư tử đực hiếm khi sống hơn 10 năm, do hậu quả của việc đánh nhau liên tục với các sư tử đối thủ. Sư tử có tập tính xã hội khác biệt so với các loài họ Mèo còn lại. Một đàn sư tử gồm con cái và con non của chúng, cùng với một số nhỏ con đực trưởng thành. Nhóm sư tử cái thường đi săn cùng nhau, con mồi chủ yếu là động vật móng guốc lớn (linh dương, nai…). Chúng nhìn trong đêm rất tốt và có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày.

ĐẶC ĐIỂM: Lông màu hung vàng hoặc nâu. Chỉ con đực có lông bờm. Nặng khoảng 120 – 230kg.

PHÂN BỔ: Châu Phi.

SINH THÁI: Sống ở vùng savan phía nam sa mạc Sahara.

THỨC ĂN: linh dương, ngựa vằn, bò…

SINH SẢN: Thời gian mang thai 100 – 110 ngày, mỗi lứa đẻ 1 – 6 con.

TÌNH TRẠNG: Sẽ nguy cấp (VU, IUCN)

Gấu chó

Helarctos malayanus Raffles, 1821
MALAYAN SUN BEAR
Họ: Gấu (Ursidae)

Gấu chó sinh sống chủ yếu trong các rừng mưa nhiệt đới ở khu vực Đông Nam Á. Chúng là loài nhỏ nhất của họ Gấu, lông ngắn và mượt. Màu lông đen sẫm hoặc nâu đen, ngoại trừ phần ngực có màu vàng da cam nhạt, có hình dạng giống như móng ngựa hoặc hình chữ U. Là động vật ăn đêm, gấu chó thích tắm nắng trên các cành cây to cách mặt đất khoảng 2-7 mét. Thức ăn của gấu chó dao động rất rộng và bao gồm các động vật có xương sống nhỏ như thằn lằn, chim… hay các loài động vật có vú khác. Gấu chó săn mồi chủ yếu nhờ khứu giác vì mắt của chúng rất kém. Do bị săn bắt quá mức để lấy lông và mật nên cá thể gấu chó trong tự nhiên đang giảm mạnh và chúng là một trong những loài thú đang rất được bảo vệ hiện nay.

ĐẶC ĐIỂM: Cân nặng 50 – 100kg. Bộ lông màu đen tuyền, ngắn và mịn. Yếm ngực hình chữ U.

PHÂN BỔ: Việt Nam, Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia, Thái Lan, Malaysia.

SINH THÁI: Sinh sống ở những khu rừng lớn, đặc biệt là rừng trên núi đá vôi.

THỨC ĂN: thực vật, có thể ăn tạp.

SINH SẢN: Thời gian mang thai trên 3 tháng, mỗi năm 1 lứa, đẻ 2 – 4 con/lứa.

TÌNH TRẠNG: Nguy cấp (EN)

Cầy Mực

Arctictis binturong Raffles, 1821
BINTURONG
Họ: Cầy (Viverridae)

Cầy mực, hay còn gọi là chồn mực, là loài động vật ăn thịt thuộc họ Cầy. Môi trường sống của chúng là các khu rừng mưa ở Nam Á và Đông Nam Á. Cầy mực là loài thú ăn đêm và ngủ trên các cành cây. Chúng ăn trái cây là chính, ngoài ra còn ăn trứng động vật, mầm cây, lá cây và các loại động vật nhỏ như các loài gặm nhấm hoặc chim. Cầy mực có thể đạt tuổi thọ trên 20 năm. Tuy nhiên, nạn phá rừng hiện nay đã làm giảm đáng kể số lượng cầy mực. Chúng được liệt vào danh sách loài sắp nguy cấp bởi Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Quốc tế (IUCN) do xu hướng suy giảm số lượng cá thể ước tính hơn 30% trong ba thập kỷ qua.

ĐẶC ĐIỂM: Trọng lượng : 12-20 kg. Lông dài, màu đen tuyền.

PHÂN BỔ: Việt Nam, Nepan, Ấn Độ, Mianma, Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan.

SINH THÁI: Sống ở rừng già, rừng tái sinh tốt cạnh rừng già…

THỨC ĂN: quả chín, chim, thú nhỏ, côn trùng…

SINH SẢN: Sinh sản quanh năm, mang thai khoảng 92 – 94 ngày. mỗi lứa đẻ 1 – 3 con

TÌNH TRẠNG: Nguy cấp ( EN)

Báo Lửa

Catopuma temmincki Vigorr et Horsfield, 1827
ASIATIC GOLDEN CAT
Họ: Mèo (Felidae)

Báo lửa, hay beo vàng châu Á, còn được gọi là beo vàng Temminck. Đây là loài động vật ăn thịt thuộc họ Mèo có kích thước trung bình (dài 90 cm, cộng với đuôi dài 50 cm), cân nặng 12 đến 16kg. Trong điều kiện nuôi nhốt, báo lửa có thể sống đến 20 năm nhưng tuổi thọ trung bình của chúng trong tự nhiên thường ngắn hơn nhiều. Lông của chúng chủ yếu có màu đỏ đậm như lông cáo hay nâu vàng, nhưng cũng có khi màu đen hay xám. Báo lửa sinh sống trong khu vực Đôn Nam Á, phổ biến từ Tây Tạng và Nepal tới miền nam Trung Quốc và Sumatra. Khu vực sống ưa thích của chúng là những khu rừng tiếp giáp với núi đá, rừng lá xanh cận nhiệt đới hoặc rừng mưa nhiệt đới.

ĐẶC ĐIỂM: Lông màu đỏ da bò hoặc xám tro. Đuôi mặt trên cùng màu với thân, mặt dưới sáng.

PHÂN BỔ: Ấn Độ, Mianma, Nam Trung Quốc, Đông Dương.

SINH THÁI: Sống và hoạt động ở rừng núi đất, núi đá với các kiểu rừng khác nhau.

THỨC ĂN: hoẵng, hươu, nai, lợn rừng…

SINH SẢN: Thời gian mang thai 95 ngày, đẻ 2 -3 con/ lứa.

TÌNH TRẠNG: Nguy cấp (EN)