Nghề đan lục bình ở Đồng Tháp
Nghề đan lục bình ở Đồng Tháp
Thời gian qua, nghề thủ công truyền thống đan lục bình (còn gọi là bèo tây) đã trở thành thương hiệu nổi bật, được nhiều người biết đến của vùng đất Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Tranh thủ những lúc nông nhàn, nhiều hộ dân ở Cao Lãnh đã tận dụng các bãi bồi ven sông để trồng và đan lục bình, cho thu nhập rất ổn định.
Đây là nghề thủ công mà ai cũng có thể làm được, nếu nhanh nhẹn thì chỉ trong một tuần học nghề là có thể thực hiện những sản phẩm đơn giản. Những sản phẩm từ lục bình chủ yếu được làm theo đơn đặt hàng của các công ty ở tỉnh Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh… để xuất khẩu đi nước ngoài. Theo đó, các công ty này gửi mẫu là các khung sắt được làm sẵn, người thợ chỉ đan theo yêu cầu rồi gửi thành phẩm về công ty. Ngoài ra, các cơ sở còn chủ động nghiên cứu các mẫu mới để giới thiệu sản phẩm với công ty rồi hợp đồng làm. Các mặt hàng thủ công được các cơ sở làm như: sọt, thảm, bàn ghế và một số sản phẩm dùng để trang trí nội thất.
Nghề đan lục bình đã giải quyết được nhiều việc làm cho lao động địa phương.
Lục bình tươi sẽ được phơi nắng từ 5 – 7 ngày mới đạt được độ dẻo theo tỉ lệ 12 kg lục bình tươi bằng 1 kg lục bình khô.
Trước khi làm ra sản phẩm, người thợ phải ngâm lục bình trong nước chừng 5 phút để khi đan sợi lục bình không bị gãy.
Người thợ đang hoàn chỉnh đường đan cuối cùng của sản phẩm.
Công đoạn sửa sản phẩm rất quan trọng, vì vậy việc này thường do những người thợ lành nghề thực hiện.
Theo chị Nguyễn Thị Tuyết Mai, chủ cơ sở đan lục bình Út Nương ở thị trấn Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh thì hiện nay có 30 tổ (1 tổ từ 25 đến 30 người) đang nhận gia công sản phẩm lục bình cho cơ sở của chị.
Theo những người làm nghề lâu năm thì cách đan lục bình chủ yếu là: hạt gạo, lồng tôm, zich-zac…
Nhiều hộ dân đã thoát nghèo nhờ nghề nuôi lục bình.
Vận chuyển sản phẩm được đan từ lục bình…
Các sản phẩm ở đây đa phần là túi xách, balo, giày dép,…và tất cả đều được làm từ cây lục bình hoặc thỉnh thoảng sẽ có thêm những nguyện liệu khác như lá buông, lá cói, mây,…Các sản phẩm này có kiểu dáng tương tự với những mặt hàng được làm từ các chất liệu thông thường như da tự nhiên, da giả, da simili,…nhưng với cách thiết kế độc đáo, ấn tượng, lại dùng những nguyên liệu sẵn có tại địa phương và vô cùng thân thiện với môi trường sống nên khi các sản phẩm này được đưa ra mắt đã nhận được nhiều tín hiệu tốt, bắt đầu từ các cửa hàng bán đồ handmade, sau đó bắt kịp xu hướng thời trang, tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng hơn nên thị trường mua bán dần được mở rộng, thậm chí đã có thể xuất khẩu ra nước ngoài.
Nhiều người cho rằng, túi xách làm từ lục bình sẽ không bền. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nguyên liệu thân thiện với môi trường này có độ bền khá cao, từ 4 – 5 năm. Với khoảng 10 kiểu đan như đan xương cá, đan hoa thị, hoa mai, hạt gạo, những chiếc túi xách từ lục bình luôn được đổi mới mẫu mã, kèm theo đó là việc kết hợp các họa tiết ren và hoa gắn trên miệng túi để đáp ứng thị hiếu của người sử dụng. Sau khi sử dụng một thời gian, khách hàng có thể tới cửa hàng để tân trang lại mặt ngoài hoặc thay vải lót bên trong túi xách với mức phí chỉ bằng khoảng 20% giá trị chiếc túi.
Rất nhiều thứ tưởng chừng bỏ đi vẫn có thể trở thành vật dụng hữu ích cho chúng ta. Ở miền Tây, lục bình là một trong số đó. Ngoài việc dùng để đan thành các loại giỏ, thúng, thậm chí là ghế, giờ đây từ bàn tay khéo léo của người thợ tài hoa, lục bình đã góp phần tạo ra những chiếc túi bền đẹp phục vụ người dân.
Mô hình gia đình chuột tại đường hoa xuân Cao Lãnh 2020
Nguồn
http://www.baodongthap.vn/van-hoa/co-so-thu-cong-my-nghe-sen-viet-thuc-hien-mo-hinh-gia-dinh-chuot-khong-lo-tai-duong-hoa-xuan-tp-cao-89035.aspx
http://teen360.muctim.com.vn/view/9X_o_Dong_Thap_khoi_nghiep_tu_nghe_dan_luc_binh_thu_cong_my_nghe-55440.html
Trả lời
Bạn phải đăng nhập để gửi phản hồi.