Một thoáng Thảo Cầm Viên Saigon – Sở thú lâu đời nhất ở Việt nam và trên thế giới

Back to Tin tức về Thảo Cầm Viên
http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/M%E1%BB%99t_ph%E1%BA%A7n_Th%E1%BA%A3o_C%E1%BA%A7m_Vi%C3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n.jpg/250px-M%E1%BB%99t_ph%E1%BA%A7n_Th%E1%BA%A3o_C%E1%BA%A7m_Vi%C3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n.jpg

Một thoáng Thảo Cầm Viên Saigon – Sở thú lâu đời nhất ở Việt nam và trên thế giới

Thảo Cầm Viên Sài Gòn (tên gọi tắt: Thảo Cầm Viên), tên ban đầu: Vườn Bách Thảo, còn người dân quen gọi Sở thú; là nơi bảo tồn động thực vật có tuổi thọ đứng hàng thứ 8 trên thế giới, tại Việt Nam.
Khuôn viên rộng lớn này hiện tọa lạc ở số 2B Nguyễn Bỉnh Khiêm, phường Bến Nghé, quận 1, Thành Phố Hồ Chí Minh.

Ngày 23 -3 năm 1864 Đề đốc De La Grandière ký nghị định cho phép xây dựng Vườn Bách Thảo tại SG. Ngay sau đó, ông Louis Adolphe Germain, một thú y sĩ của quân đội pháp, được giao nhiệm vụ mở mang 12 ha vùng đất hoang ở phía đông bắc rạch thị Nghè (Pháp gọi là Arrroyo d’Avalanche, lấy theo tên chiến tàu chiến đã vào rạch Thị Nghè để tấn công thành Gia Định) để làm nơi nuôi thú và ươm cây. Tháng 3năm sau (1865) bước đầu, ông Germain đã xây dựng được một số chuồng trại.

Để biến nơi này thành nơi nuôi trồng các loài động vật, thực vật  của toàn Đông Dương vừa để trưng bày, vừa để cung cấp cây giống cho Museum national d’histoire naturelle và trồng dọc theo các trục lộ ở Sài Gòn; viên Toàn quyền Đông Dương nhận thấy cần phải có người giỏi chuyên môn hơn, nên đã mời cho ông J.B. Louis Pierre, người phụ trách chăm sóc thực vật của Vườn bách thảo Calcutta (Ân độ), sang làm giám đốc vào ngày 28/3 năm 1865

Cuối năm 1865, Vườn Bách Thảo đã được nới rộng đến 20 ha. Sang năm 1924, khuôn viên sáp nhập thêm bên bờ bắc rạch Thị Nghè 13 ha nữa; một cây cầu đúc được bắc qua rạch để nối liền hai khu vực hoàn thành năm 1927 Và cũng trong năm đó, nhờ sự vận động của một viên chức Pháp tại Nhật, chính phủ Nhật đã cung cấp cho Vườn Bách Thảo khoảng 900 giống cây lạ.

Ngày 15-12 năm 1867, Thống đốc De La Grandière ban hành nghị định số 183 nhằm chấn chỉnh tổ chức và điều hành Vườn Bách Thảo, đặt nơi đây dưới sự quản lý của Hội đồng thành phố Sài Gòn, với một ngân khoản điều hành 21.000 quan Pháp/năm, do ngân sách thuộc địa cung cấp.

Ngày 17/2 năm 1869, phó đô đốc G. Ohier, quyền Thống đốc Nam Kỳ, ký nghị định số 33 thành lập Ủy ban thường trực do Philastre làm chủ tịch, để giám sát việc chi tiêu tại Thảo Cầm Viên. Vào thời điểm này, chi phí hàng năm của Vườn Bách Thảo đã được nâng lên 30.000 quan Pháp/năm. Cũng theo nghị định trên, đúng ngày Quốc khánh của Pháp 14 tháng 7 năm 1869, Vườn Bách Thảo mở cửa thường trực cho công chúng vào xem.

Liệt kê thêm một số lần chỉnh trang, tôn tạo khác:

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/4/41/M%E1%BB%99t_ph%E1%BA%A7n_Th%E1%BA%A3o_C%E1%BA%A7m_Vi%C3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n.jpg/250px-M%E1%BB%99t_ph%E1%BA%A7n_Th%E1%BA%A3o_C%E1%BA%A7m_Vi%C3%AAn_S%C3%A0i_G%C3%B2n.jpg

Một phần nhỏ trong khuôn viên.

Năm 1924- 1927: trải nhựa đường nội bộ trong khuôn viên, xây dựng các chuồng thú có qui mô lớn và kiên cố như chuồng lồng tròn để nuôi khỉ, chuồng cọp v.v…

Năm 1956: lại được tu sửa, tái thiết và đổi tên là Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Năm 1984: xây dựng mới nhiều hạng mục công trình, như: kè đá dọc kênh Thị Nghè, cải tạo hệ thống thoát nước và hệ thống dây điện trần, trải nhựa và bê tông đường nội bộ, xây dựng tường rào dọc đường Nguyễn Bỉnh Khiêm..

Đặc biệt là từ năm 1990, nhiều chuồng thú được cải tạo và mở rộng cho phù hợp với đời sống của từng loài thú, đã nâng tổng diện tích chuồng thú sau năm 1975 từ 8.500m2 ,lên đến năm 2000 là 25.000m2.

Nhờ mối quan hệ hợp tác, trao đổi, mua bán với nhiều vườn động thực vật và các tổ chức khoa học quốc tế, bộ sưu tập động vật của Thảo Cầm Viên Sài Gòn ngày một thêm phong phú. Cho nên bên cạnh hàng chục loài có vú, hàng chục giống chim, nhiều giống bò sát và giống có cánh các loại, như: khỉ, gấu cọp beo, sư tử, giả nhân , vượn, hươu,nai, heorừng, mang, nhím, rùa, rái cá, voi, cò,cá sấu, trăn rắn…. Nhiều loài động vật mới lạ đã xuất hiện tại Việt Nam như: hà mã( Hippopotamus amphibius), hà mã lùn (Choeropsis liberiensis), báo đốm Mỹ (Panthera onca), đà điểu châu phi (Struthio camelus), hồng hạc châu Mỹ (Phoenicopterus ruper ruper), đười ươi (Pongo pygmaeue), hươu cao cổ (Giraffa camelopardalis)…

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/c/c4/Chu%E1%BB%93ng_s%C6%B0_t%E1%BB%AD.jpg/220px-Chu%E1%BB%93ng_s%C6%B0_t%E1%BB%AD.jpg

Chuồng sư tử

Hiện nay, ở Thảo Cầm Viên Sài Gòn, ngoài những khu vực nuôi trồng cầm thú, cây cảnh và sưu tập phonglan còn có khu dành cho trẻ em, cho người lớn vui chơi, giải trí…

Ngoài ra, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn còn có hai công trình kiến trúc đặc sắc khác, đó là Đền thờ vua Hùng (Tp.HCM) dựng năm 1926 và Bảo tàng Lịch sử TP.HCM mở cửa từ năm 1929

Giá trị

Sau hơn 130 năm tồn tại, Thảo Cầm Viên đã trở thành một vườn thú lớn với 590 đầu thú thuộc 125 loài, thực vật có 1800 cây gỗ thuộc 260 loài, 23 loài lan nội địa, 33 loài xương rồng, 34 loại bon sai… và đang được bổ sung thêm.

Cho nên tuy ở chốn thị thành, nhưng không khí ở đây khá trong lành với tiếng thú, tiếng chim muông cùng vô vàn cây xanh, hoa đẹp…Hơn thế nữa, Thảo Cầm Viên còn có vai trò giáo dục, bảo tồn và nghiên cứu…

Hiện nay, Thảo Cầm Viên Sài Gòn có quan hệ với nhiều tổ chức quốc tế như: Hiệp hội các Vườn thú Đông Nam Á (SEAZA), Liên đoàn Thế giới Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên (IUNC), Hiệp hội Giáo dục Bảo tồn các Vườn thú trên Thế giới (IZEA)…

J.B. Louis Pierre

http://upload.wikimedia.org/wikipedia/commons/thumb/9/94/T%C6%B0%E1%BB%A3ng_J.B._Louis_Pierre.jpg/180px-T%C6%B0%E1%BB%A3ng_J.B._Louis_Pierre.jpg

Tượng J.B. Louis Pierre, trong Thảo Cầm Viên Sài Gòn

Ông Jean Baptiste Louis Pierre (1833-1905) , người sáng lập và là Giám đốc đầu tiên của Thảo Cầm Viên Sài Gòn.

Ông là một nhà thực vật học suốt đời tận tụy cho sự nghiệp khoa học. Nhờ ông, nhiều cây rừng tự nhiên được tồn tại, một số loài cây đại mộc từ các lục địa khác được du nhập, một số cây ăn trái thuộc khu vực Đông Nam Á được ươm trồng, để từ đây cho ra đời những giống cây trái ngon.

Trong 12 năm phụ trách Thảo Cầm Viên Sài Gòn (1865-1877), ông còn để lại một di sản quý giá nữa, đó là bộ sưu tập hơn 100.000 tiêu bản hiện được lưu giữ tại Bảo tàng thực vật thuộc Viện Sinh học Nhiệt đới Thành phố Hố Chí Minh và hàng ngàn cây cổ thụ trên các đường phố khu trung tâm, trong công viên Tao Đàn.

Để tưởng nhớ và ghi công ông, vào tháng 2 năm 1933, Hội đồng khoa học Pháp đã cho xây dựng một cột bia, bằng đá hoa cương đặt phía sau khu vườn kiểng. Trên mặt cột bia, ghi lại câu nói của ông trước khi qua đời: Tôi đã nghỉ hưu nhưng còn quá nhiều việc để làm cho ngành thực vật, chỉ tiếc là không còn thời gian và cuộc sống thì quá ngắn ngủi.

Vào năm 1994, nhân dịp kỷ niệm 130 năm thành lập Thảo Cầm Viên Sài Gòn, cột bia đã được tôn tạo và đặt ngay trên trục đường chính, giữa Bảo tàng lịch sử và Đền thờ các vua Hùng. Lần này, cột bia có gắn thêm bức tượng bán thân bằng đá hoa cương màu hồng, tạc hình ông J.B. Louis Pierre.

Thông tin thêm

  • Dự án:

Hiện nay, Thành phố Hồ Chí Minh đang có Dự án xây dựng một vườn động thực vật mới với diện tích gần 487 ha, tại xã An Nhơn Tây và Phú Mỹ Hưng, huyện Củ Chi, cách trung tâm thành phố khoảng 50 km với nhiều mục tiêu, như: xây dựng khu trưng bày thú mô hình hoang dã, nhân giống và bảo tồn các loài động thực vật quí hiếm, giáo dục bảo tồn và bảo vệ môi trường sống, nghiên cứu về động thực vật…

Chia sẻ bài viết

Trả lời

Back to Tin tức về Thảo Cầm Viên